Đui đèn cảm ứng hay còn gọi là đui đèn cảm biến, là loại đui được cho các loại đèn led búp giúp chiếu sáng khi người hoặc vật đi qua. Đui đèn cảm biến có rất nhiều những ưu điểm nổi bật mà chúng ta nên lựa chọn để sử dụng.
Hiện nay, đui đèn cảm ứng trở thành thiết bị điện được ưa chuộng tại nhiều thành phố bởi sự thông minh, linh hoạt và tiện dụng. Tuy nhiên còn khá nhiều người chưa thực sự biết đuôi đèn cảm ứng là gì, nguyên lý hoạt động như thế nào, có nên dùng đui đèn tích hợp cảm ứng không?
Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng LEDMART tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đui đèn cảm ứng là gì?
Đui đèn cảm ứng khác với các loại đui đèn thông thường, không dùng công tắc hay phích cắm để bật sáng bóng đèn mà dựa trên cảm biến chuyển động. Đuôi đèn cảm ứng được thiết kế hiện đại hơn với bộ vi mạch xử lý thông minh giúp bóng đèn bật/tắt tự động.
Nguyên lý hoạt động
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại đui đèn cảm ứng: hồng ngoại, vi sóng,… Sản phẩm hoạt động trên nguyên lý cảm biến ánh sáng, chuyển động hoặc thân nhiệt để khởi động bộ vi mạch cấp nguồn điện cho bóng đèn phát sáng.
Đuôi đèn cảm ứng loại bỏ hoàn toàn công tắc tắt/bật giúp bóng điện có thể bật tắt tự động dựa vào cảm biến chuyển động. Sự nhạy cảm của bộ cảm biến giúp tối ưu hóa trải nghiệm chiếu sáng cho người sử dụng. Đui đèn tích hợp cảm ứng thường được lắp đặt cho các khu vực chiếu sáng ít người qua lại như: cầu thang, ban công, gara, sân vườn, nhà kho,…
Hướng dẫn cách lắp đui đèn cảm ứng
Được thiết kế khá tiện dụng vì vậy cách lắp đui đèn cảm ứng cũng khá đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật chuyên môn cao. Khách hàng có thể tự sản phẩm về lắp đặt cho hệ thống bóng điện chiếu sáng của gia đình mình.
Các bước lắp đui đèn cảm biến:
- Bước 1: Ngắt nguồn điện trước khi lắp đặt để đảm bảo an toàn.
- Bước 2: Đo và bắt vít 2 lỗ cố định trên tường khớp với khoảng cách 2 lỗ tròn trên đui cảm ứng. Lưu ý bộ phận cảm ứng hướng xuống dưới, mắt cảm ứng cách mặt đất trong phạm vi 3m.
- Bước 3: Đấu dây đỏ và dây đen trực tiếp với nguồn điện. Hoặc trường hợp đui cảm ứng có thiết kế phích cắm, chỉ cần cắm đui vào ổ điện.
- Bước 4: Lắp bóng đèn vào đui theo chiều xoắn kim đồng hồ.
- Bước 5: Cấp nguồn điện và kiểm tra hoạt động của đui cảm ứng.
Hướng dẫn sử dụng đui đèn cảm ứng
Để sử dụng hiệu quả đui đèn cảm ứng, người dùng cần hiểu rõ các thông số trên đui đèn.
- Phía sau đui đèn sẽ có chú thích về công suất tối đa sử dụng cho bóng đèn. Thường công suất tối đa được khuyến nghị sẽ là 100W. Người dùng nên tuân thủ khuyến nghị để đảm bảo an cháy nổ khi sử dụng.
- Góc cảm ứng: Các đui cảm ứng sẽ có thông số góc cảm biến khác nhau, thông thường sẽ từ 110 độ – 120 độ. Người dùng cần lưu ý lắp đặt đui bóng đèn cảm ứng tại các vị trí không có vật cản để đảm bảo tính cảm biến nhạy.
- Khoảng cách cảm ứng: Lưu ý lắp đặt đúng khoảng cách từ đui bóng đèn đến vật thể cảm ứng đảm bảo trong phạm vi hoạt động được khuyến cáo. Thông thường khoảng cách cảm ứng giao động từ 2 – 5m.
- Thời gian trễ: Tính năng này giúp người dùng chủ động lựa chọn thời gian tắt bóng đèn khi không còn cảm biến được chuyển động. Người dùng có thể cài đặt thời gian trễ từ 5s, 45s đến 240s.
- Độ nhạy sáng: Độ nhạy sáng có thể tùy chỉnh để phù hợp với cường độ ánh sáng tại khu vực lắp đặt đui đèn giúp khả năng cảm biến chính xác hơn.
Có thể thấy, đui đèn cảm ứng là thiết bị điện ngày càng được ưa chuộng tại nhiều đô thị. Sản phẩm này đem lại các lợi ích về tính tự động, thông minh là một xu thế sống hiện đại của nhiều gia đình. Nhằm phục vụ nhu cầu bậc cao của người tiêu dùng, LEDMART hiện nay đã cung cấp và phân phối ra thị trường các loại đui cảm ứng thông minh với góc cảm biến rộng, độ nhạy cao.